
朝がつらい?それは「起立性調節障害」かもしれません
「朝、起きられない」「頭痛がひどくて学校を休んでしまう」 – 小学校の高学年から高校生までのあいだに、この病気になる人が多いです。
この症状は「起立性調節障害」という病気かもしれません。
どんな病気なの?
この病気は、体の中の「自律神経」がうまく働かなくなることで起こります。
血圧や心臓の動きが乱れて、脳に届く血液が減ってしまいます。
そのため、立ちくらみやふらつき、頭痛などの症状が出ます。
また、この病気はストレスとも関係があり、「心身症」とも言われています。
特に梅雨の時期は悪化しやすく、女子に多く見られます。
よくある誤解
午前中は調子が悪くても、午後には元気になることがあるので、「怠けている」と思われることもありました。
でも、2006年に専門家が作った診療ガイドラインによって、正しく診断・治療できるようになりました。
チェックしてみよう
この病気には、立ちくらみや食欲不振など、よくある症状が11こあります。
そのうち3つ以上当てはまると、起立性調節障害の可能性があります。
他の病気でないことを確かめたあと、「新起立試験」という検査を行います。
どんな検査?
まず、ベッドで10分間安静に寝て、血圧と心拍数を測ります。
そのあと自分で起きて、血圧が戻るまでの時間を調べます。
その後も、1~2分ごとに血圧と心拍数を測り、変化を見ていきます。
家族の理解も大切
治療では、まず親子でこの病気について知ることが大切です。
親が理解できないと、子どもにもっとストレスを与えてしまうこともあります。
毎日の生活で気をつけること
- 頭を下げながらゆっくり立つ
- 水分を1.5~2リットル飲む
- 15分以上の散歩を毎日する
- 生活習慣を整える
- 学校の先生や友達にも病気を理解してもらう
これらを試しても効果がないときは、「ミドドリン塩酸塩」という薬を使うこともあります。
専門家からのメッセージ
大阪医科薬科大学の吉田誠司助教は、「勉強が大変な時期とかぶりますが、まずは元気になることが大切です。親も子どもを信じて見守ってほしい」と話しています。
まとめ
- 起立性調節障害は自律神経の乱れが原因
- 立ちくらみや頭痛などが症状
- 午前はつらくても午後に回復することがある
- 検査や生活習慣の改善で対処できる
- 家族や学校の理解が重要
Buổi sáng mệt mỏi? Có thể là triệu chứng của “Rối loạn điều hòa tư thế đứng”
“Buổi sáng không thể dậy được”, “Đau đầu dữ dội nên phải nghỉ học” – những học sinh tiểu học và trung học bị như tình trạng này đang ngày càng nhiều. Các triệu chứng này có thể là do một căn bệnh có tên là “Rối loạn điều hòa tư thế đứng”.
Đây là bệnh gì?
Căn bệnh này xảy ra khi hệ thần kinh tự chủ trong cơ thể không hoạt động đúng cách. Huyết áp và hoạt động của tim trở nên rối loạn, khiến lượng máu đến não giảm đi. Vì vậy, các triệu chứng như chóng mặt, loạng choạng, và đau đầu sẽ xuất hiện.
Ngoài ra, bệnh này còn liên quan đến căng thẳng tâm lý và được xem là “rối loạn tâm-thể”. Đặc biệt vào mùa mưa, bệnh dễ trở nặng và thường gặp nhiều hơn ở nữ sinh.
Những hiểu lầm thường gặp
Dù buổi sáng cảm thấy mệt mỏi, nhiều học sinh lại hồi phục vào buổi chiều, vì vậy từng có lúc bị xem là “lười biếng”. Tuy nhiên, sau khi hướng dẫn chẩn đoán và điều trị được các chuyên gia lập ra vào năm 2006, việc chẩn đoán và điều trị đã trở nên rõ ràng hơn.
Hãy thử kiểm tra
Căn bệnh này có 11 triệu chứng thường gặp như chóng mặt, chán ăn, v.v. Nếu có từ 3 triệu chứng trở lên, có thể nghi ngờ bị Rối loạn điều hòa tư thế đứng.
Sau khi đã loại trừ các bệnh khác, sẽ thực hiện một xét nghiệm gọi là “Thử nghiệm tư thế đứng mới”.
Xét nghiệm như thế nào?
Trước tiên, bệnh nhân nằm yên trên giường trong 10 phút và được đo huyết áp, nhịp tim. Sau đó, tự đứng dậy và đo thời gian cần để huyết áp phục hồi. Tiếp theo, đo huyết áp và nhịp tim mỗi 1–2 phút và quan sát sự thay đổi.
Sự thấu hiểu từ gia đình cũng rất quan trọng
Trong điều trị, điều đầu tiên là cha mẹ và con cái cùng tìm hiểu về bệnh này. Nếu cha mẹ không hiểu, có thể gây thêm căng thẳng cho con cái.
Những điều cần chú ý trong sinh hoạt hằng ngày
- Khi đứng dậy, hãy cúi đầu và đứng chậm rãi
- Uống 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày
- Đi bộ ít nhất 15 phút mỗi ngày
- Duy trì thói quen sinh hoạt đều đặn
- Nhờ giáo viên và bạn bè hiểu rõ về bệnh
Nếu đã thử các biện pháp trên mà không hiệu quả, có thể sử dụng thuốc như “Midodrine Hydrochloride” để nâng huyết áp.
Thông điệp từ chuyên gia
Trợ lý giáo sư Seiji Yoshida của Đại học Y dược Osaka nói: “Dù trùng với giai đoạn học tập vất vả, nhưng điều quan trọng nhất là phục hồi sức khỏe. Cha mẹ hãy tin tưởng và dõi theo con cái”.
Tóm tắt
- Rối loạn điều hòa tư thế đứng là do rối loạn hệ thần kinh tự chủ
- Các triệu chứng gồm chóng mặt, đau đầu, v.v.
- Buổi sáng khó chịu nhưng có thể hồi phục vào buổi chiều
- Có thể điều trị bằng kiểm tra và điều chỉnh sinh hoạt
- Sự thấu hiểu từ gia đình và nhà trường là rất quan trọng